Đồng hồ cơ là gì? Những điều cần biết trước khi mua
Nguồn Internet
Thứ Ba,
11/04/2023
Đồng hồ cơ ngày nay vẫn là một trong những dòng đồng hồ đeo tay được đông đảo người dùng khắp thế giới săn đón và lựa chọn như một người bạn đồng hành. Qua bài viết dưới đây Đồng hồ Bảo Thanh sẽ giới thiệu đến bạn đồng hồ cơ là gì, cơ chế hoạt động ra sao, ưu nhược điểm và cách nhận biết đồng hồ cơ. Đừng bỏ qua nhé!
MỤC LỤC 2. Ưu và nhược điểm của đồng hồ cơ 3. Cách phân biệt đồng hồ cơ với đồng hồ pin 4. Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ |
Đồng hồ cơ Open Heart khéo léo để lộ bộ máy bên trong - Ảnh sản phẩm: Lobinni No.16038-1
1. Đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ (còn gọi là đồng hồ máy cơ) là loại đồng hồ đeo tay được lắp ráp hoàn toàn từ các chi tiết thuần cơ khí, hoạt động dựa trên nguồn năng lượng dưới dạng cơ năng do dây cót sinh ra. Khác với các loại đồng hồ khác, đồng hồ cơ không sử dụng pin hay bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Lịch sử của đồng hồ cơ
Lịch sử của đồng hồ cơ bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15, xuất phát điểm của chúng là các loại đồng hồ to lớn cồng kềnh lắp trong các cung điện, càng về sau kích cỡ càng thu gọn lại.
- Năm 1770, chiếc đồng hồ cơ bỏ túi đầu tiên ra đời bởi bàn tay khéo léo của Abraham-Louis Perrelet – một trong những ông tổ của ngành đồng hồ cơ
- Năm 1923, một thợ sửa ống nước người Anh có tên là John Harwood đã phát minh ra chiếc đồng hồ cơ đeo tay đầu tiên, khai sinh ra khái niệm đồng hồ cơ
- Năm 1930, với mẫu đồng hồ Rolex Oyster Perpetual 1930 của mình, ông lớn Rolex đã thực sự đưa dòng đồng hồ tự động lên đến đỉnh cao, biến chúng trở thành ước mơ của hàng triệu tín đồ yêu đồng hồ trên khắp thế giới hiện nay
Phân loại đồng hồ cơ.
- Đồng hồ Handwinding (lên dây cót bằng tay): là đồng hồ cơ phải lên cót bằng tay, bằng cách vặn núm để dây cót cuộn chặt lại trong hộp cót tạo năng lượng cho đồng hồ. Với loại đồng hồ này, người dùng phải thường xuyên lên dây cót, tùy vào từng loại đồng hồ, có loại trữ cót được 1 ngày, có loại được vài ngày.
- Đồng hồ Automatic (lên dây cót tự động): dựa theo nguyên lý tự động lên dây cót bằng hoạt động của cổ tay người dùng. Ngoài ra, còn tích hợp cả hai tính năng lên cót bằng tay và cót tự động, vì thế nếu bạn không đeo đủ thời gian để đồng hồ trữ cót, bạn có thể vặn núm để tạo ra năng lượng cho bộ máy có thể hoạt động tuần tự.
Đồng hồ cơ tự động lên dây cót - Ảnh sản phẩm: Kassaw K867G3
>>> Xem ngay một số mẫu đồng hồ bán chạy nhất tại Đồng hồ Bảo Thanh<<<
Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm Đồng hồ cơ nam:
Cấu tạo của đồng hồ cơ
Cấu tạo của máy đồng hồ cơ rất phức tạp nhưng về cơ bản thì hầu như tất cả các loại máy đồng hồ cơ sẽ có những linh kiện chính yếu và hoạt động như sau:
Sơ đồ tối giản các thành phần chính yếu của đồng hồ cơ
- Dây Cót: tiếp nhận năng lượng (do tay lên dây cót hoặc bánh đà tự động lên dây khi đeo) và tích trữ năng lượng, năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển dần đến các bánh răng truyền động và bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.
- Các Bánh Răng Truyền Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác.
- Bộ Hồi: nhóm linh kiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động chuyển đến Bộ Dao Động và tiếp nhận năng lượng đã được phân bổ đều đặn trả về từ Bộ Dao Động để truyền cho Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây. Các linh kiện chính gồm Ngựa, Bánh Xe Gai,…
- Bộ Dao Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”) để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây. Các linh kiện chính gồm: Bánh Lắc, Dây Tóc…
- Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây (và nhiều bánh răng chức năng khác): các linh kiện nhận năng lượng đã được chia thành các phần “đều nhau” từ Hồi và chuyển động “đều đặn”, năng lượng truyền từ Bánh Răng Giây đến Bánh Răng Phút rồi tới Bánh Răng Giờ,… từ đó ta có được Giờ, Phút, Giây, Lịch…
Dây cót là các cuộn thép lò xo, nhận năng lượng cơ từ bên ngoài, tích trữ và truyền dần cho các linh kiện khác, từ đó đồng hồ hoạt động
Cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ chạy bằng dây cót, hay chính xác hơn, đồng hồ chạy bằng năng lượng sinh ra từ dây cót.
- Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc sinh ra từ chuyển động của Roto trên đồng hồ tự động.
- Dây cót làm từ dây kim loại to bản nhưng mỏng, có tính đàn hồi tốt, bền bỉ và được cuộn lại. Sau khi được cuộn chặt, dây cót sẽ dần bung ra, trở lại trạng thái ban đầu. Chính lực này kéo các bánh răng chuyển động.
- Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
- Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.
Đồng hồ cơ I&W Carnival 590G1 mang vẻ đẹp cổ điển của đồng hồ cơ truyền thống
Xem thêm: TOP ĐỒNG HỒ NỮ HOT NHẤT 2022
2. Ưu và nhược điểm của đồng hồ cơ
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
- Khác với các loại đồng hồ điện tử, đồng hồ cơ không cần sử dụng pin hoặc điện để hoạt động, tiện lợi cho người sử dụng, thân thiện với môi trường. - Đồng hồ cơ thường có thiết kế và kiểu dáng đẹp mắt, thiết kế độc đáo như một số kiểu thiết kế lộ cơ, hở tim, siêu mỏng, Tourbillon,... - Đồng hồ có tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cao nhờ quá trình chế tác thủ công tỉ mỉ, tinh tế. - Sở hữu bộ máy hoạt động tốt, trơn tru, chuyển động mượt mà gần như không có tiếng động. - Đồng hồ có khả năng chống nước tốt. |
- Giá thành của đồng hồ cơ thường cao hơn so với các loại đồng hồ điện tử do đòi hỏi các kỹ thuật gia tay nghề cao để sản xuất. - Cấu tạo đồng hồ cơ được thiết kế phức tạp, do đó việc sửa chữa khá khó khăn vì có nhiều chi tiết nhỏ. - Độ sai số cao hơn dòng đồng hồ Quartz. Mức sai số trong khoảng từ -15 đến +25 giây/ngày. - Hoạt động không ổn định trong môi trường có nhiều từ trường và các thiết bị điện tử như lò vi sóng, nam châm,… |
Đồng hồ cơ có nhiều ưu điểm nổi bật - Ảnh sản phẩm: Lobinni No.9010-8
>>> Xem ngay một số mẫu đồng hồ bán chạy nhất tại Đồng hồ Bảo Thanh<<<
3. Cách phân biệt đồng hồ cơ với đồng hồ pin
Hiện nay trên thị trường có 2 loại đồng hồ chính là đồng hồ cơ và đồng hồ pin, mỗi loại đồng hồ có bộ máy và cấu tạo riêng biệt, mọi người thường hay nhầm lẫn giữa 2 loại đồng hồ này, dưới đây là một số cách phân biệt đồng hồ cơ.
- Xem phía sau đồng hồ: Lật mặt sau của đồng hồ lên, đồng hồ cơ đa số sẽ cho phép bạn quan sát bánh đà và các bộ phận bên trong của chúng. Thường trên mặt đồng hồ cơ tự động sẽ ghi dòng chữ “Automatic”, hoặc nhiều dòng đồng hồ cơ sẽ thiết kế lộ máy ra bên ngoài.
- Quan sát kim giây: Với loại đồng hồ cơ, kim giây hoạt động rất trơn tru và mượt mà, như chúng đang quét một vòng đồng hồ một cách rất nhẹ nhàng. Trong khi đó, kim đồng hồ pin chuyển động giật theo từng nhịp đặc trưng, khá thô kệch.
- Quan sát quả lắc: Nếu bạn lắc đồng hồ và thấy các bộ phận di chuyển bên trong, thì đó là một đồng hồ cơ. Nếu không có bất kỳ bộ phận nào di chuyển khi bạn lắc đồng hồ, thì đó có thể là một đồng hồ pin.
Kim giây hoạt động mượt mà không phát ra âm thanh - Ảnh sản phẩm: Poniger P723-2
Xem thêm: |
Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm Đồng hồ cơ nam dây da:
4. Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ
Đối với đồng hồ Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Khi lên dây cót, người dùng chỉ vặn núm vừa tầm (cảm thấy căng tay) hoặc xoay khoảng 10 – 15 vòng là được. Việc vặn quá nhiều hoặc hết cỡ có thể làm đứt dây cót hay làm rối dây tóc của bộ máy, gây hư hỏng máy.
Đối với đồng hồ cơ “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi người đeo chuyển động cánh tay nhưng người sử dụng phải thường xuyên đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng/ ngày. Tuy nhiên để đồng hồ cơ “Tự động lên dây cót” chạy bền hơn với thời gian chờ khi không đeo lâu hơn, hàng tuần bạn nên lên dây cót bằng tay (vặn núm điều chỉnh) khoảng 10-15 vòng cho 1 lần/ tuần hoặc sắm thêm một máy lên dây cót đồng hồ tự động (Watch Winder).
Nếu sở hữu một chiếc đồng hồ cơ bạn nên giữ chúng tránh xa khỏi các yếu tố như: chấn động, va đập, độ ẩm, hóa chất, từ trường bởi bộ máy của loại đồng hồ gồm các bộ phận rời rạc bằng kim loại là chủ yếu nên rất nhạy cảm. Khi vỡ kính, vào nước phải đi sửa chữa bảo dưỡng ngay.
Úp mặt đồng hồ xuống một lớp vải mịn để giúp dây cót giữ được lâu hơn khi không sử dụng
Tháo đồng hồ ra khỏi tay trước khi điều chỉnh vì rất dễ làm cong trục núm khi bạn rút núm điều chỉnh khi đang đeo trên tay.
5. TOP 5 mẫu đồng hồ cơ bán chạy nhất hiện nay
- Đồng Hồ Cơ Nam Chính Hãng I&W Carnival 524G1
QUYẾN RŨ với thiết kế skeleton xuyên thấu từ mặt trước ra mặt sau, SANG TRỌNG với lớp khung vỏ mạ vàng nổi bật, cỗ máy I&W Carnival 524G1 khiến cánh mày râu “đứng ngồi không yên” ngay từ lần đầu tiên ra mắt.
Sở hữu nhiều ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI với mức giá chỉ hơn 4 triệu, bạn đã có thể sở hữu trên tay chiếc đồng hồ SKELETON - Thiết kế XUYÊN THẤU đầy quyến rũ.
Đẳng cấp với vật liệu chế tác đều thuộc hàng cao cấp như thép không gỉ 316L, dây da dập vân và mặt kính Sapphire nguyên khối.
- Đồng Hồ Cơ Nam Chính Hãng Lobinni No.1888-1
Đơn giản nhưng tinh tế, không cầu kì nhưng lại vô cùng sang trọng đó chính là nhận xét chung của khách hàng khi lần đầu chiêm ngưỡng chiếc đồng hồ Lobinni No.1888, hơn thế nữa sản phẩm còn được tạo hình siêu mỏng ấn tượng với độ dày vỏn vẹn 8,5mm cùng đường kính 40mm.
Nếu đã biết về thương hiệu Lobinni, ắt hẳn người dùng chẳng cần phải lo lắng về chất lượng sản phẩm. Hãng luôn chú trọng mọi chi tiết trên đồng hồ bằng việc trang bị cho nó hàng loạt các chất liệu cao cấp như: Kính sapphire, thép không gỉ 316L, dây da thật,...
- Đồng Hồ Cơ Nam Chính Hãng Poniger P723-2
Poniger P723-2 mang lối thiết kế đơn giản nhưng sắc nét, lịch lãm và trẻ trung. Tất cả những sức hút kết thành một dấu ấn riêng, đặc biệt bức tranh dãy núi Alpes hùng vĩ, cùng bầu trời cao vút tạo nên điểm nhấn cho đồng hồ, kết hợp với dây da sang trọng, thanh lịch là một dấu ấn vô cùng đáng khám phá.
Kim giây đồng hồ được thiết kế như một cối xay gió đầy tinh xảo, ta có thể thấy được sức mạnh, nhiệt huyết luôn cuộn chảy không ngừng nghỉ trong những cỗ máy này. Sức mạnh từ tinh thần chiến đấu quả cảm, hết mình hệt như những hiệp sỹ cổ xưa!
- Đồng Hồ Cơ Nam Chính Hãng Teintop T7795-3
Teintop T7795-3 với thiết kế hở van tim - lộ cơ truyền thống phô diễn cực kì khéo léo những chuyển động nhịp nhàng tinh xảo.
Mạnh mẽ, trẻ trung cùng với sự kết hợp của mặt số xanh nổi bật và dây kim loại sang trọng, tạo nên một tổng thể ĐẬM NÉT NGHỆ THUẬT và tinh xảo, tạo sức hút khó cưỡng cho người đeo.
Sở hữu đường kính mặt 41mm ăn nhập hoàn toàn với độ dày 12mm, là kích thước vô cùng thích hợp với cổ tay nam giới Á Đông.
- Đồng Hồ Cơ Nam Chính Hãng I&W Carnival 529G1
-
Sang trọng - Thanh lịch chính là cảm nhận chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên chiêm ngưỡng thiết kế của chiếc đồng hồ I&W Carnival 529G1 ngoài đời thực. Ít ai tin rằng, một cỗ máy có ngoại hình tinh tế như vậy nhưng lại sở hữu giá thành chỉ hơn 4 triệu đồng.
Sản phẩm được chế tác từ hàng loạt những chất liệu cao cấp thường thấy trong những chiếc đồng hồ đắt tiền như: Mặt kính Sapphire nguyên khối, niềng thép không gỉ 316L, và dây da thật dập vân cá sấu thời thượng.
Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm Đồng hồ cơ nam dây thép:
6. Lời kết
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những thông tin về đồng hồ cơ là gì? Có bao nhiêu loại? Ưu nhược điểm và cách nhận biết. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Xem thêm: >> Đồng hồ Carnival của nước nào? Có tốt không? Đồng hồ Carnival đẹp 2023 |